Hải Phòng 10/11/2024

DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Thứ bảy, 27/02/2021

                            Nguyễn Quốc Khánh- Phó trưởng ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ thành phố


          Ngày 12/11/2020 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm.
          Theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có 1.836 nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được phân theo 42 nhóm ngành, lĩnh vực cụ thể:
TT Tên ngành, lĩnh vực Số lượng nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
1 Khai thác khoảng sản 108
2 Cơ khí luyện kim 180
3 Hóa Chất 159
4 Vận tải 100
5 Xây dựng, giao thông, kho, bến bãi 58
6 Điện 100
7 Thông tin liên lạc, bưu chính 39
8 Sản xuất xi măng 39
9 Sành, sứ, thủy tinh, nhựa, gỗ, giấy 52
10 Da giầy, dệt may 58
11 Nông nghiệp, lâm nghiệp 118
12 Thương mại 47
13 Phát thanh, truyền hình 18
14 Dự trữ quốc gia 5
15 Y tế, dược 66
16 Thủy lợi 21
17 Cơ yếu 17
18 Địa chất 24
19 Xây dựng, xây lắp 12
20 Vệ sinh môi trường 27
21 SX gạch, gốm sứ, VLXD 46
22 Sản xuất thuốc lá 32
23 Địa chính 6
24 Khí tượng thủy văn 7
25 Khoa học công nghệ 57
26 Hàng không 55
27 Sản xuất chế biến muối ăn 3
28 Thể dục, thể thao, VHTT 47
29 Thương binh - Xã hội 14
30 Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát 23
31 Du lịch 8
32 Ngân hàng 16
33 Sản xuất giầy 23
34 Thủy sản 38
35 Dầu khí 119
36 Chế biến thực phẩm 14
37 Giáo dục - Đào tạo 4
38 Hải quan 9
39 Sản xuất ô tô, xe máy 23
40 Lưu trữ 1
41 Tài nguyên môi trường 24
42 Cao su 19
          Tổng: 1.836
          Ngoài 1.836 nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm đã nêu, đầu năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ bổ sung cho giáo viên mầm non, giáo viên thể chất và 12 ngành nghề trong quân đội vào danh mục những nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm theo quy định.
          Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 01/03/2021 thay thế cho 8 văn bản quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành gồm: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012, Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
---------------------
Xem tin khác
Lượt truy cập
Hôm nay:1609
Tất cả:05423854
Đang trực tuyến:118

Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn