Ngày 27/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể:
- Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người trong lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
- Mức đóng băng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dung đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng đảm bảo một số quy định sau:
+ Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật ATVSLĐ và BHXH;
+ Thực hiện báo cáo định kỳ TNLĐ và báo cáo về ATVSLĐ chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 3 năm liền kề trước năm đề xuất;
+ Tần suất TNLĐ năm liền kề trước năm đề xuất giảm 15% trở lên so với tần suất TNLĐ trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không có TNLĐ tính từ 3 năm liền kề trước năm đề xuất; Nghị định có hiệu lực từ 15/7/2020
Ngày 28/7/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về BH TNLĐ, BNN bắt buộc trong đó có một số Nội dung đáng chủ ý
1. Tiền lương để tính chi trợ cấp TNLĐ, BNN
- Tiền lương tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN; trường hợp người lao động bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng BH thì tiền lương chính tháng đó
- Tiền lương tháng cuối cùng đóng BH của công việc đã làm mà công việc đó gây ra BNN đối với trường hợp bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN;
- Trường hợp NLĐ giao kết nhiều HĐLĐ thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của tất cả các HĐLĐ tại tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.
2. Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN đối với NLĐ giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động bổ sung: Chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa BNN; phục hồi chức năng lao động và huấn luyện ATVSLĐ.
- Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị TNLĐ, BNN khi có đủ các Điều kiện sau đây:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;
+ Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc
+ Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị TNLĐ, BNN.
- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức LCS
- Số lần hỗ trợ tối đa 2 lần
- Trong 01 năm chỉ được hỗ trợ 01 lần
-----------------------