Tính đến tháng 9/2024, Liên đoàn Lao động thành phố đang quản lý 3.102 Công đoàn cơ sở với số đoàn viên công đoàn là 343.644 người. Với tốc độ tăng trưởng của thành phố Hải Phòng trong 05 năm qua đã kéo theo sự gia tăng lực lượng lao động hàng năm khoảng 30.000 người đến 50.000 người, trong đó lực lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác đến làm việc khoảng 200.000 người (ước tính đến năm 2025). Cùng với xu hướng lực lượng lao động ngày gia tăng, các công ước quốc tế cơ bản về lao động và công đoàn mà Việt Nam là thành viên cùng với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) tiếp tục là cơ hội và thách thức cho Công đoàn Việt Nam, trong đó có hệ thống công đoàn thành phố Hải Phòng khi các thế lực thù địch có thể lợi dụng các quyền về lao động để lôi kéo, kích động người lao động tham gia hoạt động vì mục đích chính trị, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của xã hội.
Bên cạnh đó, tranh chấp lao động tập thể tiếp tục là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới khi quan hệ lao động và tình hình an ninh chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tại Hải Phòng, trung bình có trên 05 cuộc ngừng việc tập thể trong năm, với số người tham gia mỗi vụ việc khoảng 500 người, cũng gây ra những yếu tố bất ổn trong trật tự xã hội. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc tranh chấp, ngừng việc tập thể chủ yếu liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, BHXH, BHYT…. Vì vậy, thực hiện việc tư vấn pháp luật để người lao động có thể hiểu rõ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của mình trong quan hệ lao động là một trong những giải pháp đúng đắn cần được chú trọng và đẩy mạnh.
luật Công đoàn Hải Phòng, sau gần 02 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động đã phát huy được vị thế, vai trò trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên, người lao động. Công tác tư vấn pháp luật lại Trung tâm được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức khác nhau.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện tư vấn 539 vụ việc cho tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn và người lao động trên trên địa bàn thành phố; trong đó, tư vấn trực tiếp tại Trung tâm: 25 vụ việc; tư vấn qua điện thoại, email 25 vụ việc và tư vấn, giải đáp pháp luật qua đường dây trực tuyến 1800.88.88.64 là 489 vụ việc. Các nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chế độ BHXH, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ, thực hiện dân chủ tại nơi làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi... Đường dây tiếp nhận, giải đáp thắc mắc không chỉ cho đoàn viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng mà còn có cả các đoàn viên, người lao động của các đơn vị tỉnh, thành phố khác: Thái Bình, Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Phối hợp cùng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hòa giải 03 vụ tranh chấp lao động cá nhân; hỗ trợ 02 CĐCS doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng lao động khi sắp xếp lại lao động theo quy định của pháp luật.
Qua tư vấn, người lao động đã nâng cao được nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động và trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Qua đó, góp phần ổn định tư tưởng của đoàn viên, người lao động nhằm hạn chế xảy ra các cuộc tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể… Đồng thời nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho đoàn viên và người lao động trước những luận điệu xuyên tạc, sai trái, những bình luận thiếu khách quan trong các bài viết, bài bình luận trên một số đài, báo nước ngoài thiếu thiện chí và các trang mạng xã hội của một số tổ chức, cá nhân về sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân là không có cơ sở.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đoàn viên và người lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do lực lượng tư vấn viên còn mỏng, kiến thức về luật pháp còn hạn chế; chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động và các Ban, ngành liên quan…
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đoàn viên và người lao động, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý (tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp qua báo, đài phát thanh, truyền hình, internet, zalo, fanpage Công đoàn; Ứng dụng Hướng Công - Công đoàn Hải Phòng; biên soạn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, video…)
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý qua việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện của đội ngũ này hằng năm và dài hạn.
Thứ ba, tăng cường phối hợp giữa Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động với các cơ quan có liên quan để phát hiện và trợ giúp kịp thời cho người cần tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu trí tuệ nhân tạo tập huấn Chatbot tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động trên App Hướng Công - Công đoàn Hải Phòng.
Thứ năm, phối hợp duy trì hiệu quả hoạt động của Tổng đài tư vấn 1800.88.88.64 và vận hành hiệu quả Fanpge Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động.