Hải Phòng 04/10/2024

Quy định mới về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Thứ hai, 18/02/2019

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

Ngày 24-10-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Một trong những điểm sửa đổi của Nghị định là nội dung liên quan đến thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Quy định mới về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm - Ảnh 1.
 

Nghị định nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

Trong đó, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật lao động; nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Nghị định số 148/2018/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung các nội dung khác: Người sử dụng lao động và người lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLD trái pháp luật là tiền lương theo HĐLĐ tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật; việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được thự hiện theo một trình tự mới quy định trong Nghị định 148/2018/NĐ-CP….

Nghị định số 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12-2018.

Xem tin khác
Lượt truy cập
Hôm nay:118
Tất cả:05024266
Đang trực tuyến:58

Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn