1. Quá trình tìm hài cốt đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
Sau khi nhận lời đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã quyết định về khu tưởng niệm của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình.
Ngày 04/3/2007 (tức 16/02 âm lịch) chị đã có buổi làm việc đầu tiên ở Nhà tưởng niệm Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình. Những thông tin từ cuộc tiếp xúc đầu tiên cho thấy di hài của hai liệt sĩ đang được chôn ở một nghĩa địa gần pháp trường, sau khu vực một nhà thờ, đi qua phố Dinh, qua một cây cầu đá sang bên kia sông. Sau mấy chục năm, do làm đường dây điện, có một người tên là Nguyên đào hố làm chân cột điện thấy có hai chiếc hòm gỗ mở ra là hai hài cốt không đầu, nên người đó đã đặt vào tiểu và chôn rời cách chân cột điện mấy mét. Ngoài ra, khi tiếp xúc, chị còn nhận được thông tin có một ông tên là đội Long. Ông này đã mang hai đầu đem trình chúa ngục Véc-xi-ni, rồi ném đầu xuống sông Tam Bạc đi qua lâu đài Mác-ti-ni.
Sau khi có thông tin như vậy, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình và Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã tổ chức 03 cuộc hội thảo tại Hải Phòng với sự tham gia của các nhà sử học, các vị cao niên để xác định lại các địa danh, cũng như những người được nhắc đến qua thông tin tâm linh.
Thực tế, Hải Phòng trước đây có phố Dinh, có hai 2 cây cầu đá, trong đó một cây cầu chỉ còn lại mố cầu và còn lại cây cầu đá đi trong phố Dinh.
Còn người tên là Long (Long xách tai) qua tìm kiếm đã chết, nhưng được người cháu dâu của ông cho biết, ngày xưa có nghe nói ông cũng đi làm cho lính Phápvà thường gọi là ông Long xách tai là bởi sau khi chém người thì ông Long có nhiệm vụ đem tai đến trình quan Pháp và mỗi lần như vậy thì ông được 5 đồng. Còn một ông Nguyên, đã xác định được thời gian làm đường dây điện có một ông tên là Nguyên đào cột điện nhưng không gặp được vì ông đã vào miền Nam sinh sống.
Mặc dù đã xác định được các địa điểm nhưng do địa hình đã biến đổi nhiều nên việc tìm ra chính xác nơi chôn cất di hài liệt sĩ là điều hết sức khó khăn. Sau khi tiền trạm hết các thông tin mà nhà ngoại cảm cung cấp, cuối cùng đã xác định được khu vực nghĩa trang Tam Quán, tại đây cũng có hàng cây, cũng có cột điện, đường đá gần giống với thông tin đã được mô tả. Nhưng địa điểm này cũng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện được đưa ra. Đoàn tiền trạm lại tiếp tục đến rất nhiều nơi có hàng cột điện, hoặc địa hình tương tự nhưng đều không thu được kết quả.
Chị Phan Thị Bích Hằng nhớ lại chị được chỉ dẫn là mộ nằm ở mép nghĩa địa, gần một cái mương nước. Đường đi vào một nhà máy, có cổng sắt rất to, qua hai cánh cổng sắt, đi sâu vào bên trong, thì thấy một hàng cây to, rẽ vào hàng cây ấy là một con đường đá khấp khểnh, nhìn lên có một chòi gác cao, xung quanh là hàng rào dây thép gai. Nhưng trong bức tranh ảm đạm ấy lại thấy bừng lên một mái chùa cong vút cao mấy tầng, xuyên qua hàng rào thép gai. Đi tiếp đến chỗ một cây rất to, đó là một cây phong gai, có một cành chết khô chỉ thẳng ra phía trước là một cây cột điện, trước mặt là mấy cây chuối, cây đu đủ.
Đưa thông tin này ra nói chuyện với đoàn đi tìm mộ thì mọi người cho biết ở Hải Phòng có Nhà máy giày Thống Nhất, trước kia khu vực của nhà máy là nghĩa địa An Dương II. Nên đoàn quyết định đến Nhà máy giày Thống Nhất.
Khi nhận được thông tin, vừa bước vào cánh cổng sắt của Nhà máy Giầy, chị Phan Thị Bích Hằng bỗng dưng sững người lại rồi chị cứ thế lao đi trước mọi người. Đi sâu vào bên trong thì thấy một hàng cây, rồi đường đá khấp khểnh, rồi một cây phong gai... Và thật bất ngờ là không hiểu tại sao nhà máy đã được xây rất hiện đại nhưng cái chòi gác sắt gỉ từ bao nhiêu năm nay vẫn còn nguyên, tường bao cũ kỹ với hàng rào dây thép gai, rồi mái chùa cong vút... Mọi thứ hoàn toàn trùng khớp với những gì đã được mô tả và trùng khớp với sơ đồ đã vẽ khi có buổi tiếp xúc với các cụ lần đầu tiên tại Diêm Điền.
Ban lãnh đạo Nhà máy cho biết đây là khu vực đã bỏ không, nhưng hiện là một bãi rác rậm rạp. Nhà máy sẽ sẵn sàng làm tất cả để tìm kiếm mộ Lãnh tụ. Nếu để chuyển hết số rác này đi thì phải dùng máy xúc và mất nhiều ngày mới chuyển hết.
Sau khi bàn bạc phương án khai quật, đến 8h10’ ngày 19/8/20007 bắt đầu động thổ.
Ngày 20/8/207: Buổi sáng xe máy xúc mini xúc được hơn 2h thì phát hiện được 1 tiểu, 1 móng nhà chạy dài, nước đùn lên rất nhiều.
Ngày 21/8/2007: Xe tiếp tục xúc, đến hơn 8h thì đứt xích. Công nhân phải di chuyển đất đá ra ngoài và lắp lại xích cho máy xúc. Đến 10h thì phát hiện 2 tiểu nằm gần nhau, nhưng đều bị úp ngược xuống, ở khu vực xe bị đứt xích, công nhân mai táng đào lên thấy có xương, không có sọ đầu rồi lấy gạch chỉ che lên trên. Xe vẫn tiếp tục đào rộng ra phía ngoài thì không tìm được mộ nào nữa.
Đến 17h cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuậnvà Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể và các ban, ngành TP Hải Phòng ra thắp hương và họp bàn một số công việc cụ thể đưa hài cốt 2 ông đến nhà tang lễ Quân khu III và các việc tiếp theo.
Trong các ngày 22 đến 28/9/2007: Tại nhà tang lễ, mọi người đến vấn lễ hai ông.
Ngày 01/10/2007: Viện pháp y Quân đội làm thẻ AND, đến ngày 21/10/2007 thì xong, tổ chức lễ hoàn cốt lần cuối cùng, xác định đúng hài cốt liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh.
Ngày 14/11/2007: Chuyển di cốt từ Nhà tang lễ Quân khu III ra Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp, tổ chức đại lễ cầu siêu.
Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân thành phố Hải Phòng và các địa phương đã tổ chức dâng hương tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng suốt 56 ngày đêm tại nhà tang lễ thành phố và Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp,
Sáng 15/11/2007: Ban Bí thư giao cho Thành ủy tổ chức Lễ truy điệu. Ông Hồ Đức Việt thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư TW Đảng cùng đông đảo lãnh đạo Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cơ quan đoàn thể và nhân dân đến dự. 8h15 Hải Phòng tiễn đưa di hài ông Cảnh về Thái Bình, di hài ông Lân về Bắc Ninh.
Có thể nói, việc tìm thấy hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân là một tin vui không chỉ đối với người dân Thái Bình, Hải Phòng mà còn là tin vui đối với nhân dân cả nước; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đối với một lãnh tụ của đất nước và cũng là người đứng đầu Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Lễ tưởng niệm đồng chí theo nghi thức cấp quốc gia cũng là đợt sinh hoạt chính trí có ỹ nghĩa sâu sắc, có tác động to lớn đến tâm tư, tình cảm của đảng viên và nhân dân thành phố Hải Phòng. Điều này cũng được khẳng định, những năm tháng sau đó, kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của địa phương ngày càng đi vào ổn định, khẳng định giá trị tinh thần và ý nghĩa to lớn mà các bậc tiền bối nói chung và Nguyễn Đức Cảnh nói riêng đem lại.
2. Quá trình xây dựng Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân.
Theo sáng kiến của lãnh đạo, công nhân viên Công ty Cổ phần giầy Thống nhất và đề xuất của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng tại Hải Phòng.
UBND thành phố đã ban hành quyết định thành lập Ban vận động xây dựng công trình và giao cho LĐLĐ thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công ngày 24/8/2008, cũng là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí và hoàn thành ngày 10/5/2009, đúng vào dịp thành phố Hải Phòng kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng.
Đây là một công trình được thiết kế kết hợp giữa kiến trúc truyền thống cổ với kiến trúc hiện đại, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa tâm linh, hài hòa với mặt bằng và không gian thực tế.
Công trình gồm:Khối nhà chính rộng 190m
2 với hậu cung, bái đường, cổng tam quan và hệ thống các công trình phụ trợ: Sân, vườn, núi non bộ, cây bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả, đường đi với tổng diện tích 2.600m
2 và như một sự sắp đặt ngẫu nhiên, công trình nằm kề bên đình, chùa làng An Dương, xã An Đồng, tạo nên một quần thể tâm linh đồng bộ.
Công trình được xây dựng bằng vật liệu đặc chủng. Trong đó, phần khung, cột, dàn mái bằng gỗ lim. Cửa bức bàn, thượng song, hạ bản, mái lợp ngói hài phục chế chất lượng cao. Tổng kinh phí xây dựng
trên 8 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn vận động công đức của đơn vị, cá nhân, công nhân, viên chức, lao động và những nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố.
Xây dựng Nhà tưởng niệm nhằm lưu giữ lại những kỷ vật vật chất và tinh thần, về công lao đóng góp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và phong trào cách mạng, giai cấp CNLĐ của thành phố nói riêng. Đồng thời công trình cũng là sự tri ân, là nơi tưởng nhớ, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống của các thế hệ cán bộ, CNVCLĐ thành phố đối với vị Bí thư Thành ủy đầu tiên của thành phố Hải Phòng.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG NHÀ TƯỞNG NIỆM ĐỒNG CHÍ NGUYỀN ĐỨC CẢNH
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ, sáng lập Tổng Công hội Đỏ (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), là Bí thư đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hải Phòng; là một trong những lãnh đạo xuất sắc của Đảng; là người con ưu tú của dân tộc đã nêu cao tấm gương tận trung với Đảng, tận hiếu với dân của người chiến sỹ cộng sản trọn đời hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân.
Năm 2007, sau khi tìm được hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và đồng chí Hồ Ngọc Lân sau 75 năm bị giặc Pháp xử chém, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo vận động nguồn lực xã hội hóa, xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân tại khuôn viên Công ty cổ phần Giầy Thống Nhất thuộc xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Công trình được khởi công ngày 24/8/2008 và hoàn thành ngày 10/5/2009, do Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý.
Sau hơn 08 năm đưa vào hoạt động, Nhà tưởng niệm đã trở thành địa chỉ đỏ của thành phố nói riêng, giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam nói chung trong việc giáo dục tư tưởng, truyền thống cách mạng sâu sắc về tấm gương sáng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Nhà tưởng niệm rất vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về thăm, dâng hương và trồng cây lưu niệm ghi nhớ công lao của đồng chí.
Hiện nay, toàn bộ khuôn viên Nhà tưởng niệm có diện tích là 1.370m2; hiện không có bãi đỗ xe, nơi đón tiếp khách, địa điểm trồng cây lưu niệm, khu trưng bày, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ, công nhân lao động, nhà vệ sinh chung. Nhà tưởng niệm hiện nay còn là nơi thờ chung cả đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Hồ Ngọc Lân, các anh hùng liệt sỹ và đồng bào bị chết trong chiến tranh.
Xuất phát từ nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên, đội ngũ công nhân lao động thành phố, theo đề nghị của Thành ủy Hải Phòng và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại khuôn viên Công ty cổ phần Giầy Thống Nhất có diện tích 3 ha. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta đối với những người có công với đất nước, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau; đồng thời, thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908-02/02/2018). Công trình khởi công đúng vào ngày 03/02/2018 và hoàn thành trong quý III/ 2018.
* Thông tin chung về Dự án xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
2. Nhóm dự án, loại cấp quy mô công trình:
- Dự án nhóm B;
- Loại công trình: Công trình dân dụng (loại công trình văn hóa) cấp III.
- Quy mô công trình: Diện tích sử dụng đất: 30.402m
2 (3,04ha). Bao gồm các hạng mục: Cổng chính, cổng phụ, nhà bảo vệ, Ki-ốt dịch vụ, khu kỹ thuật, hồ sen, đền thờ, tả vu (soạn lễ), hữu vu (nhà trưng bày truyền thống), nhà bia, tứ trụ, bình phong, cột cờ, chòi cảnh quan, lầu hóa sớ, nhà làm việc Ban quản lý, miếu thờ Bà chúa Nam Phương, sân vườn tổng thể (bãi đỗ xe, vườn cây lưu niệm, giả sơn...) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3. Quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
4. Chủ đầu tư: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng.
5. Địa điểm xây dựng: Xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
6. Tổng mức đầu tư: 110.233.000.000 đồng (không kể chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho Công ty CP Giầy Thống Nhất đã chi từ ngân sách thành phố số tiền 37,664 tỷ )
7. Nguồn vốn đầu tư: Xã hội hóa.
8. Thời gian thực hiện: 2018; khởi công ngày 03/02/2018; phấn đấu hoàn thành quý 3 năm 2018.
9. Nhà thầu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty cổ phần xây dựng và bảo tồn công trình văn hóa.
10. Quy mô, thiết kế kiến trúc.
a. Cổng chính:
- Kiến trúc: gồm 04 trụ cổng bằng đá xanh lõi bê tông cốt thép (BTCT) và mái che cổng kiểu mái đao triện 4 góc mái. Cổng có 3 lối đi, 1 lối đi giữa rộng 4,2m và 2 lối đi hai bên rộng 2,5m, đỉnh mái giữa cao 6,63m, đỉnh mái bên cao 4,74m. Cánh cổng gia công bằng thép hộp liên kết hàn, sơn giả gỗ, cánh mở quay bằng bản lề gông.
- Kết cấu móng đơn, cột, dầm giằng bê tông cốt thép B20 (M250). Tường trát vữa xi măng M75, gờ chỉ, bờ mái trát vữa xi măng M75, quét vôi màu ghi; Mái dán ngói mũi hài màu đỏ; Cánh cổng sơn giả gỗ màu nâu nhạt (màu gỗ).
b. Cổng phụ:
- Kiến trúc: gồm 06 trụ cổng bằng đá xanh lõi BTCT. Cổng có 1 lối đi giữa rộng 7,3m, 2 lối đi bên rộng 1.7m Cánh cổng gia công bằng thép hộp liên kết hàn, cánh mở quay bằng bản lề gông.
- Kết cấu móng đơn, cột, dầm giằng BTCT B20 (M250). Tường trát vữa xi măng M75, gờ chỉ trát vữa xi măng M75, triện và phần ngõa đắp vữa truyền thống, bề mặt quét vôi màu ghi; Cánh cổng sơn giả gỗ màu ghi.
c. Hàng rào:
- Tường rào thoáng TR1 chạy dọc theo mặt đường chính (đường 208), có chiều dài 155m, bước trụ điển hình 3,5m. Chân tường xây gạch cao 0,74m, phía trên hoa sắt đặc. Trụ tiết diện 35x35cm, cao 2,45m, lõi BTCT. Móng, trụ, dầm, giằng BTCT M200.
- Tường rào TR2 chạy 3 mặt còn lại của khu đất ra đến mặt đường chính, có tổng chiều dài 567m, bước trụ điển hình 3,5m. Mặt tường xây đặc, trụ tiết diện 33x33cm, cao 2,45m. Móng, trụ, dầm, giằng BTCT M200. Tường, trụ xây gạch bê tông không nung, trát vữa xi măng M75.
d. Nhà bảo vệ:
- Quy mô nhà 1 tầng 2 mái diện tích 15m
2, bước gian 3,5m ngang dọc, Đỉnh mái cao 5,12m; Cửa đi, cửa sổ gia công bằng nhôm (màu nâu nhạt), kính trắng.
- Móng đơn, cột, dầm giằng, mái BTCT B20 (M250). Tường xây gạch bê tông không nung vữa xi măng M50. Tường trát vữa xi măng M75, trần, gờ chỉ, bờ mái trát vữa xi măng M75, quét sơn màu ghi. Mái dán ngói mũi hài màu đỏ; Nền lát đá granit tự nhiên màu ghi nhạt, cửa nhôm kính. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng, ổ cắm công tắc phù hợp sử dụng.
e. Ki ốt - Dịch vụ:
- Kiến trúc: nhà 1 tầng 2 mái diện tích 155m
2, kiến trúc truyền thống kiểu thu hồi bít đốc, 07 gian, 5 gian giữa rộng 3m, 2 gian hồi rộng 3,4m, hai hàng chân cột, nhịp hàng cột 5,4m. Đỉnh mái cao 5,93m. Hai gian đầu hồi một bên làm nhà vệ sinh, một bên làm kho.
- Móng đơn, cột, dầm giằng, mái BTCT B20 (M250). Tường xây gạch bê tông không nung vữa xi măng M50. Mái đổ bản nghiêng. Tường trát vữa xi măng M75, gờ chỉ, bờ mái trát vữa xi măng M75, quét vôi màu ghi nhạt, ghi sẫm. Mái dán ngói mũi hài màu đỏ. Hệ cửa gỗ gia công bằng gỗ Lim, cửa thoáng đặt gốm hoa chanh màu xanh ngọc. Phòng vệ sinh sử thiết bị hiện đại, ngăn chia các buồng bằng vách nhẹ COPACT, tường ốp lát gạch men chống trơn gam màu trầm. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng, ổ cắm công tắc phù hợp sử dụng. Bố trí các bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh PCCC.
- Cấp thoát nước:
+ Cấp nước: ống cấp nước cho phòng vệ sinh bằng ống cấp PPR 32, 20 cấp từ nguồn trung tâm đến thiết bị công trình.
+ Thoát nước: thoát bằng hệ ống PVC 48, 76, 90, 110. Xây dựng bể tự hoại cục bộ cho hạng mục để xử lý nước thoát nhà vệ sinh sau đó được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
f. Đền thờ:
- Kiến trúc: Mặt bằng hình chữ Nhị
+ Tiền bái: kiến trúc 1 tầng chồng diêm 8 mái đao (235,6m
2) gồm 3 gian 2 dĩ: gian giữa rộng 3,3m; gian bên rộng 3m; 2 dĩ rộng 3m; 6 hàng chân cột, nhịp hàng cột cái 3,3m, cột quân 2,05m; cột hiên 1,65m; có vách gỗ, tường gạch trần và cửa bao quanh tại hàng cột quân, từ cột quân đến cột hiên là hành lang bao quanh có lan can đá tại hàng cột hiên. Mái thượng theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng, hạ xà nách con chồng, bảy đục chạm hoa văn tinh xảo. Vì mái hạ kiểu kẻ bảy đục chạm hoa văn tinh xảo. Đỉnh mái cao 10,4m (tính từ cốt nền công trình); Chiều cao từ nền Tiền bái (cốt ±0.00) lên đến dạ tàu mái hạ là +2.57m, dạ tàu mái thượng là +5.72m.
+ Hậu cung: kiến trúc 1 tầng chồng diêm 8 mái đao (75,8m
2) gồm 1 gian 2 dĩ: gian giữa rộng 3,3m; 2 dĩ rộng 3m; có 4 hàng chân cột (trốn 1 hàng cột cái phía trước - trục H), nhịp hàng cột cái 2,5m, cột quân 1,16m; có vách gỗ, cửa bao quanh tại hàng cột quân phía sau tạo thành không gian kín thờ chính. Vì mái thượng theo kiểu chồng rường giá chiêng, bảy đục chạm hoa văn. Vì mái hạ kiểu quá giang (1 hàng cột cái trốn ngồi trên quá giang) kẻ ngồi bảy hiên đục chạm hoa văn. Đỉnh mái cao 7,04m (tính từ cốt nền công trình). Chiều cao từ nền Hậu cung (cốt ±0.00) lên đến dạ tàu mái hạ là +2.57m, dạ tàu mái thượng là +5,1m, đến dạ thượng lương là +6,46m.
- Kết cấu móng đơn BTCT B20 (M250), trên có hệ giằng BTCT. Kết cấu khung, vì gỗ Lim chịu lực, tường bao xây gạch bát 300x300x40(mm) kẻ mạch không trát mặt. Tường làm mạch không trát. Mái lợp ngói mũi hài, bậc cấp lát đá xanh Thanh Hóa, nền lát gạch bát 300x300x40(mm). Cửa đi kiểu thượng song hạ bản, vách gỗ lụa theo kiểu truyền thống, cửa chữ Thọ mặt trước Tiền bái đắp vữa truyền thống. Hoa văn, con giống đổ cốt lắp dựng đắp vữa truyền thống quét sơn màu ghi. Dây cáp cấp điện đến hạng mục, hạ ngầm. Đèn chiếu sáng nghệ thuật bên trong nội thất và bên ngoài bằng hệ thống đèn rọi chiếu điểm, đèn lồng ánh sáng vàng ấm áp đảm bảo không gian tâm linh trang nghiêm. Bố trí ổ cắm công tắc phù hợp sử dụng và thẩm mỹ kiến trúc. Bố trí các bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh PCCC.
g. Nhà Tả vu, Hữu vu (tạo soạn, trưng bày truyền thống):
- Kiến trúc: nhà 1 tầng 2 mái diện tích 134m
2, kích thước 15,8mx7,63m, kiến trúc truyền thống kiểu thu hồi bít đốc, 05 gian, mỗi gian rộng 3m, ba hàng chân cột, nhịp hàng cột cái 4,53m, cột quân 1,6m. Đỉnh mái cao 6,88m.
- Móng đơn BTCT B20 (M250), trên có hệ giằng BTCT. Tường bao xây gạch bát 300x300x40(mm) kẻ mạch. Vì kèo gỗ, hoành xà gỗ Lim chịu lực chính.
- Hoàn thiện: Tường bao xây gạch bát 300x300x40(mm) kẻ mạch không trát. Gờ chỉ, bờ mái trát vữa xi măng M75, quét sơn màu ghi. Mái lợp ngói mũi hài màu đỏ. Cửa gỗ thượng song hạ bản, cửa chữ Thọ mặt ngoài đắp vữa truyền thống. Hoa văn con giống đắp vữa truyền thống quét sơn màu ghi. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng, quạt, ổ cắm công tắc phù hợp sử dụng. Bố trí các bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh PCCC.
h. Nhà bia:
- Kiến trúc: 1 tầng mái đao, mặt bằng hình vuông, diện tích 42,5m
2. Khoảng cách giữa các cột cái là 3,9m. Đỉnh mái cao 6,28m, nền nhà cao hơn nền sân 0,45m (03 bậc cấp). Chiều cao dạ tàu là +3m.
- Móng đơn BTCT B20 (M250), trên có hệ giằng BTCT. Vì kèo gỗ Lim được phun quét chống mối mọt. Xung quanh không có tường bao che, để trống; bờ mái quét sơn màu ghi sáng, ghi sẫm, mái lợp ngói mũi hài màu đỏ. Hoa văn con giống đắp trát vữa truyền thống quét vôi màu ghi nhạt, ghi sẫm. Nền nhà lát gạch bát 30x30x4cm, bó hè, bậc cấp, chặn bậc, chân tảng bằng đá xanh Thanh Hóa. Trong công trình dựng bia đá. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng vào bia đá.
i. Tứ trụ:
- Kiến trúc: hình thức 04 cột trụ biểu độc lập, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ. Hai trụ lớn trang trí hổ phù mặt long đình, tứ linh ở lồng đèn, chữ câu đối ở thân trụ, tứ Phượng trên đỉnh trụ. Hai trụ nhỏ trang trí hổ phù mặt long đình, tứ quý ở lồng đèn, chữ câu đối ở thân trụ, Nghê chầu đỉnh trụ. Chiều cao đỉnh trụ lớn là +9,68m, chiều cao đỉnh trụ nhỏ là +7,35m.
- Kết cấu: Lõi trụ đổ BTCT. Móng đơn BTCT B20 (M250). Thân trụ gia công bằng đá xanh Thanh Hóa ghép khối bằng mộng đá.
- Hoàn thiện: đục chạm hoa văn trang trí bề mặt.
j. Chòi cảnh quan:
- Kiến trúc: hai tầng mái, chồng diêm. Mặt bằng nhà bát giác, diện tích 40m
2. Chiều cao đỉnh mái thượng là +6,47m, 08 cột BTCT chịu lực chính. Khoảng cách hai cột là 1,76m. Cốt dạ tàu mái thượng là +4,36m, cốt dạ tàu mái hạ là +2,61m.
- Móng đơn BTCT, có gằng, hệ khung BTCT B20 (M250). Xung quanh không có tường bao che, để trống. Bờ mái quét sơn màu ghi, mái đổ bản nghiêng dán ngói mũi hài màu đỏ. Hoa văn con giống đắp vữa truyền thống quét sơn màu ghi . Nền nhà lát gạch bát 30x30x4cm. Bó hè, bậc cấp, chặn bậc, chân tảng bằng đá xanh Thanh Hóa. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng vào vì kèo.
k. Nhà làm việc Ban quản lý:
- Kiến trúc: nhà 1 tầng 2 mái diện tích 202m
2, kích thước 21,8mx7,8m. Kiến trúc truyền thống kiểu thu hồi bít đốc, 07 gian, 5 gian giữa rộng 3m, 2 gian hồi rộng 3,4m, ba hàng chân cột, nhịp hàng cột cái 5,4m, cột quân 1,6m. Đỉnh mái cao 6,8m. Vì mái thượng theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng (lòng nhà), hạ xà nách kẻ ngồi bảy (hành lang) bào trơn đóng bén. Ba gian giữa làm phòng họp, tiếp khách 57m
2, gian đầu hồi một bên bố trí khu vệ sinh diện tích 18,4m2; ba gian còn lại 3 phòng làm việc, 18m2/phòng.
- Móng đơn BTCT, dầm giằng BTCT B20 (M250). Tường bao xây gạch bê tông không nung, trát vữa xi măng M75. Vì kèo gỗ, hoành xà gỗ Lim chịu lực chính. Tường bao che, gờ chỉ, bờ mái trát vữa xi măng M75, quét sơn màu ghi. Mái lợp ngói mũi hài màu đỏ. Cửa gỗ kiểu thượng song hạ bản, cửa chữ Thọ mặt ngoài đắp vữa truyền thống. Phòng vệ sinh sử dụng thiết bị hiện đại, vách ngăn các buồng bằng vách nhẹ COPACT, nền lát gạch chống trơn gam màu trầm. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng, quạt, ổ cắm công tắc... phù hợp sử dụng. Bố trí các bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh PCCC.
- Cấp thoát nước:
+ Cấp nước: ống cấp nước cho phòng vệ sinh bằng ống cấp PPR 32, 20 cấp từ nguồn trung tâm đến thiết bị công trình.
+ Thoát nước: thoát bằng hệ ống PVC 48, 76, 90, 110. Xây dựng bể tự hoại cục bộ cho hạng mục để xử lý nước thoát nhà vệ sinh sau đó được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
l. Bình phong:
- Kiến trúc: Bằng đá xanh khối lớn đục trạm hoa văn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: điện chiếu sáng, chiếu sáng nghệ thuật... được thiết kế thống nhất, đồng bộ
- Kết cấu móng BTCT, nền gia cố cọc tre mật độ 25 cọc/m
2, vữa xi măng M75, đỉnh móng có dầm BTCT B20 (M250).
m. Cột cờ:
- Phần bệ kích thước 3,1 x 0,9m, gia công bằng đá xanh Thanh Hóa đục chạm hoa văn trang trí trên bề mặt. Bệ có ba cột cờ, treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng và cờ hội.
- Phần cột cờ bằng inoc, gồm 3 đoạn ống có tiết diện khác nhau, lồng vào nhau. Chiều cao cột cờ là 18m. Neo cáp lụa để kéo cờ.
- Móng đơn BTCT B20 (M250), liên kết với phần thân cột bằng mặt bích và bulong neo. Sử dụng gạch bê tông không nung, vữa xi măng M50 xây chèn đỡ bệ cột.
n. Khu kỹ thuật:
- Kiến trúc: kiểu tường hồi bít đốc, hai mái dốc trước sau. Mặt bằng nhà hình chữ nhật, diện tích 24m
2, kích thước 4,42mx5,22m. Chiều cao đỉnh mái thượng là +5,39m, xây tường bao che bằng gạch bê tông không nung, vữa xi măng M50, chừa lỗ cửa thoáng, trát sơn bề mặt. Mái đổ bản nghiêng dán ngói. Thiết bị cấp nước, điện tổng, tủ điều khiển... được bố trí tập trung tại đây.
- Móng băng đá hộc, có giằng đỉnh móng BTCT B20 (M250). Tường bao che, bờ mái quét sơn màu ghi. Hoa văn con giống đắp vữa truyền thống quét sơn màu ghi. Nền nhà lát gạch bát 30x30x4cm. Bó hè, bậc cấp, chặn bậc, chân tảng bằng đá xanh Thanh Hóa. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng, quạt, ổ cắm công tắc... phù hợp sử dụng. Trần thạch cao. Bố trí các bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh PCCC.
o. Hồ sen:
- Hồ hình vuông tạo cảnh quan, có kích thước 34,4 x34,4m. Lan can đá bao quanh hồ gia công bằng đá xanh Thanh Hóa. Có 2 cầu ao đi xuống hồ.
- Kè hồ xây bằng đá hộc, vữa xi măng M75, đặt trên chân kè. Chân kè đổ BTCT B20 (M250). Đáy hồ đổ BT đá 4x6, d=200. Trải lớp bùn D=400mm để trồng Sen. Hồ có hệ thống thu nước mặt và chảy tràn theo hệ thống thoát nước ra hệ thống thoát nước huyện An Dương chạy phía trước khu tưởng niệm.
p. Miếu thờ bà chúa Nam Phương:
- Kiến trúc: nhà 1 tầng, 3 diện mái, diện tích S=14m
2, kiến trúc truyền thống kiểu thu hồi bít đốc, 01 gian, gian rộng 2,8m. Đỉnh mái cao 3,94. Vì mái theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng (lòng nhà), hạ kẻ bảy (hiên) được bào trơn đóng bén. Hệ cửa đi, cửa sổ gia công bằng gỗ Lim.
- Móng băng xây bằng đá hộc, trên có hệ giằng BTCT B20 (M250). Tường bao xây gạch bê tông không nung, vữa xi măng M50. Vì kèo gỗ, hoành, xà gỗ... gia công bằng Lim. Tường bao xây gạch bê tông không nung, vữa xi măng M50. Gờ chỉ, bờ mái, tường bao che... trát vữa xi măng M75, quét sơn màu ghi. Mái lợp ngói mũi hài màu đỏ. Cửa gỗ kiểu bức bàn. Hoa văn con giống đắp vữa truyền thống quét sơn màu ghi. Dây cáp cấp điện đến hạng mục hạ ngầm. Bố trí đèn chiếu sáng, quạt, ổ cắm công tắc phù hợp sử dụng.
q. Lầu hóa sớ:
- Lầu hoá sớ có mặt bằng hình vuông: 1,6x1,6m, kiến trúc 4 cột vuông đỡ 4 diện mái, kết cấu khung BTCT, mái dán ngói vẩy màu nâu đỏ. Công trình đặt vị trí khuất gió (sau đền thờ), ở phía cuối hướng gió chủ đạo (tây bắc, đông nam). Bể đốt có cửa thu tro. Bề mặt công trình: vách, bờ mái, dầm, kìm nóc, đao mái tô đắp hoa văn trang trí, cổ diêm thông phong thoát khói. Nền, bó thềm bằng đá xanh Thanh Hóa.
- Móng đơn xây đá hộc, vữa xi măng M50, có giằng BTCT B20 (M250) đỉnh móng.
r. Bố trí 02 kim thu sét cao 15m, bán kính bảo vệ mỗi kim 120m. San nền đến cao độ +1,91 theo hệ cao độ quốc gia. Hệ thống điện nhẹ, cấp nước, thoát nước mưa, cấp điện (từ trạm biến áp có sẵn) ngoài công trình đồng bộ, hoàn chỉnh.
* Một số công việc thành phố triển khai xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
Ngày 28 tháng 11 năm 2017, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Quyết định số 762-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
Ngày 08/01/2018, Thường trực Thành ủy đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về triển khai xã hội hóa nguồn vốn để xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, tại cuộc họp các doanh nghiệp đã đăng ký ủng hộ hơn 81,2 tỷ đồng (Chi tiết kinh phí ủng hộ tại Thông báo số 347-TB/TU ngày 08/01/2018 của Văn phòng Thành ủy). Giao Ban Chỉ đạo và Liên đoàn Lao động thành phố thành lập Ban quản lý Dự án để triển khai xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Đến nay, Ban Chỉ đạo thành phố giao Liên đoàn Lao động thành phố có thư kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí; CNVCLĐ thành phố đăng ký ủng hộ 5 tỷ để xây dựng công trình.
Từ ý nghĩa trên, Liên đoàn Lao động thành phố mong muốn, đề nghị các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền đến đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân nhân thành phố ủng hộ kinh phí, thể hiện sự tri ấn đối với đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.